Menu
Chuyên gia tư vấn

Trẻ đi ngoài phân sống, mẹ chớ nhầm lẫn với tiêu chảy rồi hại con

Đi ngoài phân sống là tình trạng thường gặp ở nhiều trẻ nhỏ. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng nếu kéo dài sẽ dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng nặng và dễ bị ốm do sức đề kháng yếu, gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng về thể chất sau này của trẻ. Ngoài ra việc nhầm lẫn với bệnh tiêu chảy cũng gây ra những hệ lụy lớn. Vậy các bà mẹ nên làm gì khi con đi ngoài phân sống?

Dấu hiệu trẻ đi ngoài phân sống và cách phân biệt với bệnh tiêu chảy

Phân biệt đi ngoài phân sống và bệnh tiêu chảy

Khi bé đi ngoài phân sống, có một số dấu hiệu rõ rệt mà mẹ có thể nhận biết như:

- Phân có lúc rắn, lúc sền sệt hoặc nước riêng, phân riêng.

- Trong phân có hạt lợn cợn sẽ có chất nhầy hoặc những thực phẩm chưa tiêu hóa được, mẹ có thể nhìn thấy cả hạt, rau củ...

- Phân có màu vàng ngả qua xanh trông giống như màu dưa cải.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài phân sống như chế độ ăn của bé giàu chất đạm ( hải sản, thịt bò, thịt cá, trứng sữa…) nhiều chất béo dầu mỡ hoặc quá nhiều rau xanh, hoa quả... gây rối loạn tiêu hóa, trẻ uống quá nhiều thuốc kháng sinh hoặc trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch.

Rất nhiều mẹ thường không phân biệt được “trẻ đi phân sống” khác với “trẻ bị tiêu chảy” thế nào nên thường nghĩ rằng con bị tiêu chảy và vội cho con uống thuốc hoặc dùng các mẹo để trị bệnh ngay. Trong khi trên thực tế, tình trạng bé đi phân sống chưa cần phải cần uống và nên để cho đường ruột của trẻ tự miễn dịch, thích ứng với các tác động bất lợi.

Để phân biệt trẻ đi phân sống và trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ cần nắm rõ được những dấu hiệu của bệnh tiêu chảy như:

- Đi ngoài nhiều lần: Biểu hiện điển hình nhất là trẻ đi ngoài phân lỏng, có thể nhầy, nhiều nước, tiểu nhiều lần trong ngày, nước tiểu mùi chua. Trường hợp trẻ bị lỵ phân có thể kèm theo máu

- Nôn và buồn nôn: Khi mắc tiêu chảy, trẻ thường có hiện tượng buồn nôn và nôn ói, khiến cho cơ thể bị mất nhiều nước. Nếu không kịp thời điều trị có thể dẫn đến tử vong.

- Chán ăn, bỏ bú: Trẻ thường bỏ bú, hoặc từ chối các món ăn và chỉ thích uống hướng.

- Mất nước: Khi trẻ đi tiêu chảy nhiều lần kèm theo nôn ói, khiến tình trạng mất nước và các chất điện giải.

Ngoài ra, trẻ còn xuất hiện một số triệu chứng như sốt, khát nước, nước mắt, mệt mỏi, chán ăn,…

Khi nào thì bé đi phân sống là nguy hiểm?

Theo các bác sĩ, nếu trẻ đi ngoài phân sống có cái nhưng lợn cợn, phân rắn, phân sệt, có nước và đi khoảng 1 - 3 lần/ngày thì không đáng lo. Cha mẹ không nên làm gì cả mà nên để cho hệ tiêu hóa con tự phục hồi, tự đào thải độc tố cũng như các chất dư thừa trong cơ thể.

Tuy nhiên, khi nào mẹ nhận thấy trẻ đi phân sống thường xuyên trong 3 tháng đầu sau sinh nhưng tăng cân chậm (áp dụng với trẻ bú mẹ, bú bình) thì cần phải nghĩ ngay tới trường hợp hệ tiêu hóa của con kém hơn bình thường, cha mẹ cần phải có cách để cải thiện ngay.

Ngoài ra, nếu trẻ xuất hiện những dấu hiệu khác như: Trẻ đi 4 - 5 lần trở lên, phân có rất nhiều; Đi phân có máu tươi, nhiều nước, ăn uống kém; Đi phân hơn chục lần, nóng sốt, nôn ói…. thì cha mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay để được thăm khám và có phương pháp điều trị thích hợp.

Mẹ nên làm gì khi con đi ngoài phân sống?

Hiện tượng đi phân sống nếu không điều trị dứt điểm sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển của bé, gây mệt mỏi, chán ăn, hấp thu kém, còi cọc, chậm lớn. Khi con có hiện tượng đi ngoài phân sống, đầu tiên mẹ nên cho con đến bệnh viện khám và làm xét nghiệm xem con mình có thật sự đi ngoài phân sống hay không. Đây cũng là cách xác định chính xác nhất nguyên nhân gây ra hiện tượng đi ngoài của bé.

Tiếp theo, dựa theo kết quả xét nghiệm, đơn thuốc và sự tư vấn của bác sỹ, mẹ sẽ cân đối giữa việc dùng thuốc, bổ sung các chế phẩm có ích cho đường ruột cùng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, giúp con mau khỏi bệnh hơn. Ngoài ra, mẹ cũng cần theo dõi tình trạng phân đi ngoài của con cho tới khi khỏi bệnh.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ đi ngoài phân sống

Bổ sung men vi sinh cho trẻ là cần thiết

Khi trẻ đi ngoài phân sống, cha mẹ nên cho bé ăn các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng dễ tiêu hoá như: cháo ninh nhừ hoặc cháo xay với thịt gà (bò hoặc thịt thăn), cà rốt, khoai tây, bí đỏ… khi chế biến nhớ giảm bớt lượng dầu mỡ. Đồng thời, trong chế độ ăn cho con mẹ cũng nên hạn chế cho con ăn những loại thức ăn khó tiêu như: ngô, đỗ, nước ngọt nhiều đường, nước có ga, đồ ăn nhanh… hoặc đồ tanh như cá, tôm, cua, lươn… Khi phân trở lại bình thường thì có thể cho ăn tất cả các loại thực phẩm khác.

Ngoài ra, thức ăn cho con nên nấu nhừ, băm nhỏ để dễ tiêu hóa và không nên cho con ăn quá nhiều trong mỗi bữa. Khi đường ruột hoạt động bình thường trở lại, mẹ nên cho con ăn từ từ, không nên quá sốt ruột.

Trong quá trình điều trị, mẹ cần thường xuyên theo dõi phân của trẻ để có cách điều chỉnh chế độ ăn kịp thời.

Bên cạnh đó, mẹ nên cho bé ăn thêm sữa chua mỗi ngày. Hoặc, mẹ có thể bổ sung thêm các chủng vi khuẩn có lợi cho tiêu hóa của con bằng men vi sinh Ozonbiotic hoặc Ozonbiotic Extra. Đây là 2 loại men vi sinh với thành phần gồm hàng triệu vi  khuẩn có lợi, cùng vitamin, acid amin và các khoáng chất thiết yếu cho đường ruột khỏe mạnh, giúp giải quyết hiệu quả tình trạng rối loạn tiêu hóa và kích thích trẻ ăn ngon một cách tự nhiên. 

Bài viết liên quan

Điểm bán

Bình luận

  • Bình luận mặc định
  • Bình luận Facebook
  • d7645
    Chuyện của tôi
    Xem tất cả
    Câu hỏi thường gặp
    Xem tất cả