Hai quan niệm sai lầm mà tôi thường nghe từ một chuyên gia tai mũi họng là ống tai cần được làm sạch tại nhà và những dụng cụ thông thường như tăm bông có thể hiệu quả.
Một nghiên cứu mới được các nhà khoa học bệnh viện Nhi quốc gia Mỹ thực hiện trong 21 năm (1990-2010) cho thấy có 263.000 trẻ đã phải nhập viện điều trị do tổn thương liên quan đến tăm bông. Tức là có khoảng 12.500 trẻ bị tai nạn này mỗi năm, 34 chấn thương mỗi ngày. Hầu hết các thương tích do sử dụng tăm bông để làm sạch tai (73%), chơi đùa với tăm bông (10%) hay trẻ bị ngã khi đang có đầu tăm bông nhét trong tai (9%).
Hầu hết các chấn thương diễn ra khi trẻ tự dùng tăm bông (77%).
Vệ sinh tai bằng tăm bông có nguy hiểm
Những chấn thương thường gặp nhất do tăm bông
1. Cảm giác như có thứ gì kẹt lại trong tai: 30%
2. Thủng màng nhĩ: 25%
3. Tổn thương phần mềm: 23%)
Các chấn thương hiếm gặp khác gồm mất thính lực hay tổn thương xương tai gây mất thăng bằng. Cảm giác vật lạ là thường gặp nhất ở trẻ 8 -17 tuổi, trong khi thủng màng nghĩ lại thường gặp ở trẻ dưới 8 tuổi. Hầu hết các bệnh nhân đến phòng cấp cứu do các chấn thương này sẽ được điều trị khỏi (99%). Chỉ một số trường hợp nghiêm trọng như thủng màng nhĩ, xương nghe hay tai trong... gây chóng mặt, mất thăng bằng và điếc vĩnh viễn.
“Hai quan niệm sai lầm mà tôi thường nghe từ một chuyên gia tai mũi họng là ống tai cần được làm sạch tại nhà và những dụng cụ thông thường như tăm bông có thể hiệu quả. Điều này hoàn toàn không đúng”, Kris Jatana, trưởng nhóm nghiên cứu của Khoa Tai - Họng, BV Nhi quốc gia, cho biết.
“Ống tai có khả năng tự làm sạch. Dùng tăm bông không chỉ đẩy ráy tai vào gần màng nhĩ mà còn làm tăng nguy cơ tổn thương tai”.
(Nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Pediatrics.)
Làm sạch tai như thế nào?
TS. Simon Baer cho rằng cách tốt nhất để giữ tai sạch là kệ nó. Tuy nhiên có một số người lại có ráy tai quá nhiều, cần phải điều trị từ bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ làm sạch tai bằng cách sử dụng xilanh chuyên dụng để rửa sạch ráy tai. Một cách khác là dùng thiết bị hút ráy tai ra.