Menu
Tin tức-Sự kiện

Hướng dẫn điều trị táo bón ở trẻ em

Táo bón là sự đào thải phân khô cứng ra ngoài, và đau khi thải phân. Đây là một hiện tượng thường thấy ở trẻ em, chiếm khoảng 3-5% trẻ đến khám  tại bác sĩ nhi khoa và 35 % trẻ đến khám ở các Bác sĩ nhi khoa tiêu hoá. Dưới đây là hướng dẫn điều trị táo bón ở trẻ:

1. Thay đổi chế độ ăn ở trẻ sơ sinh và trẻ bị táo bón

- Đảm bảo cung cấp đủ nước: dùng nước trái cây có chứa sorbitol như nước ép táo, lê, mận.

- Đảm bảo cung cấp đủ chất xơ

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ăn các đồ ăn rắn nên cân bằng tốt chế độ ăn bao gồm thức ăn có chất xơ.
  • Thức ăn chứa chất xơ bao gồm ngũ cốc, mơ, mận khô, đào, lê, mận, đậu và đậu Hà Lan. Với các trẻ lớn hơn, trái cây thô và một số thức ăn khác như sung, nho khô, cần tây, súp lơ, bông cải xanh và cải bắp là những nguồn chất xơ tốt.
  • Nguyên tắc với chế độ ăn là tổng lượng chất xơ cho trẻ là 5 gam cộng với số tuổi, một số chuyên gia khuyên trẻ có tiền sử táo bón nên có lượng chất xơ tăng lên là 10 gam cộng số tuổi.

- Tránh ăn quá nhiều thực phẩm gây táo bón như các sản phẩm từ sữa. Trẻ lớn hơn nên tăng lượng nước uống. Mỗi gam chất xơ nên bổ sung 60 ml chất lỏng không phải sữa.

   

Chế độ ăn ở trẻ bị táo bón

2. Điều trị dùng thuốc

Các loại thuốc chống táo bón có trên thị trường:

a. Nhóm thuốc tạo khối (bổ sung chất xơ)

Nhóm thuốc này chứa các chất xơ (từ vỏ, hạt, củ). Khi uống vào thuốc sẽ hút nước từ ruột, làm cho phân mềm và lớn hơn, tạo nhu động ruột bình thường để đẩy phân.

Ví dụ: Methylcellulose (biệt dược – Citrucel). Thuốc này thường phát huy tác dụng sau 1-3 ngày. Vì thuốc hút nhiều nước nên phải đảm bảo cho trẻ uống đủ nước như chỉ dẫn.

b. Nhóm thuốc làm mềm phân

Loại thuốc này không thúc đẩy nhu động ruột nhưng giúp nước thấm vào khối phân, làm phân mềm hơn và có thể tống ra ngoài mà không cần rặn, nhờ đó trẻ đi tiêu dễ dàng hơn.

Ví dụ:  Parafin lỏng, Docusate (Nogarlax). Parafin lỏng có thể để lại vết dầu trên quần lót, nhất là nếu dùng lâu với liều cao.

c. Nhóm thuốc nhuận tràng thẩm thấu

Thuốc có tác dụng giảm hấp thu nước ở thành ruột, tăng lượng nước trong lòng ruột, giúp phân mềm hơn và dễ tống ra ngoài.

Ví dụ: Lactulose (Duphalac), Sorbitol (Sorbitol, Microlax), Macrogol /Polyethylene glycol (Forlax), Glycerin (Rectiofar bơm hậu môn).

d. Nhóm thuốc nhuận tràng kích thích

Nhóm này có tác dụng kích thích để cơ đại tràng co bóp, làm tăng nhu động ruột, khiến phân được đẩy ra ngoài nhanh hơn. Thuốc cần 8-12 giờ để phát huy tác dụng, có thể dùng đường uống hoặc đường hậu môn vì thuốc tác dụng trực tiếp lên thành ruột.

Ví dụ:  Bisacodyl (Dulcolax). Nhóm này thường chỉ được chỉ định khi các nhóm ở trên không có hiệu quả.

=> Chữa táo bón cho trẻ cả năm không khỏi, mẹ hãy dùng ngay cách này

3. Một số chú ý khi sử dụng thuốc cho trẻ

- Nên đưa trẻ đi khám nếu táo bón dai dẳng, đi ngoài ra máu, trẻ mệt mỏi chán ăn, bụng chướng, đau bụng hoặc thấy bé bị căng thẳng với việc đi tiêu.

- Nếu táo bón gây ra bởi các tình trạng tiềm ẩn khác hoặc do vấn đề sử dụng thuốc liên quan, trẻ có thể cần sử dụng thuốc nhuận tràng lâu hơn (có thể vài tháng, thậm chí vài năm).

- Nếu đã sử dụng thuốc nhuận tràng một thời gian, cần giảm liều từ từ thay vì đột ngột. Cụ thể, nếu là phối hợp các thuốc nhuận tràng, cần giảm liều từng loại thuốc riêng trước khi ngừng dùng.

- Thường trẻ sẽ ngán sử dụng thuốc hoặc không thích mùi vị của thuốc. Cố gắng giúp cải thiện mùi vị bằng cách dùng chung với sữa hoặc nước trái cây hoặc có thể lựa chọn thuốc nhuận tràng thay thế. Đặt ra các phần thưởng để động viên trẻ uống thuốc đều đặn.

- Một khi trẻ đã thay đối chế độ ăn tốt hơn và có thói quen đi đại tiện phù hợp, bác sĩ có thể khuyên dừng thuốc nhuận tràng. Tuy nhiên cần lưu ý nếu ngưng thuốc quá sớm trẻ sẽ có khả năng bị táo bón trở lại.

- Hạn chế sử dụng thuốc đặt và thụt tháo cho trẻ trừ khi không còn lựa chọn nào khác vì có thể gây đau, xấu hổ và là trải nghiệm không vui cho trẻ.

(Theo Thông tin thuốc.)

 

Bài viết liên quan

Điểm bán

Bình luận

  • Bình luận mặc định
  • Bình luận Facebook
  • f35f5
    Chuyện của tôi
    Xem tất cả
    Câu hỏi thường gặp
    Xem tất cả