Menu
Tin tức-Sự kiện

Chứng vàng da ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có 2 dạng vàng da là: sinh lý và bệnh lý. Vàng da sinh lý hầu hết trẻ đều bị và thường biến mất sau một thời gian ngắn. Vàng da bệnh lý rất nguy hiểm do trẻ có thể bị hôn mê, co giật do đó các bậc cha mẹ cần biết cách phát hiện bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh. Phần lớn các bà mẹ có thói quen nằm trong phòng kín và tối sau sinh nên khó phát hiện bệnh vàng da ở trẻ. Nếu không kịp thời điều trị, bệnh có thể để lại nhiều di chứng như giảm thị lực, thính lực, đần độn.

Vàng da sơ sinh có hai loại:
Vàng da sinh lý: xảy ra khi trẻ được 1-7 ngày tuổi. Tuy nhiên, trẻ vẫn ăn ngủ bình thường và hiện tượng này sẽ tự hết, không cần điều trị và không nguy hiểm.
– Vàng da bệnh lý hay vàng da nhân thường gặp ở trẻ sinh non. Các em bị vàng da từ đầu đến chân ngay khi lọt lòng. Nếu không được điều trị đúng mức, trẻ sẽ bị nhiễm độc thần kinh, co giật, hôn mê rồi tử vong.
=> Phân biệt vàng da sinh lý và bệnh lý ở trẻ sơ sinh

Cách phát hiện trẻ bị vàng da:
– Sau khi sinh 1-2 ngày, quan sát màu da toàn thân của trẻ ở nơi có ánh sáng.
– Dùng ngón tay ấn nhẹ vào trán, mũi và trên cơ thể trẻ. Nếu thấy da có màu vàng đậm mà không trắng như những trẻ khác thì cần cảnh giác.
– Quan sát một số biểu hiện bất thường của trẻ như quấy khóc, bú yếu, ngủ nhiều, nước tiểu ít và trong, không đi tiêu phân su.
Việc điều trị bệnh vàng da rất khó khăn, trẻ phải được rọi đèn nhằm loại bỏ nhanh chất độc trong cơ thể, phải thay máu nếu bị nặng và làm xét nghiệm để tìm độc chất bilirubin. Ngoài ra, cần sử dụng thuốc điều trị bệnh vàng da đặc hiệu theo chỉ dẫn của bác sĩ.

                     
                                                                          Chứng vàng da ở trẻ sơ sinh
Những điều cần biết về chứng vàng da ở trẻ sơ sinh
Đây là triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh, xảy ra ở 9% số trẻ đủ tháng. Ở trẻ sinh non, tỷ lệ vàng da là 30%. Vàng da sinh lý không nguy hiểm, thường tự mất sau một thời gian ngắn; còn vàng da bệnh lý có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Sau đây là giải đáp cho một số câu hỏi về bệnh vàng da:
Vì sao trẻ sơ sinh dễ bị vàng da?
Phần lớn trẻ sơ sinh có biểu hiện vàng da trong vòng 1 tuần sau khi ra đời. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, xảy ra do các hồng cầu của thai nhi bị phá hủy để được thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Khi hồng cầu bị vỡ, một lượng lớn Bilirubin – một chất có sắc tố màu vàng – được phóng thích vào máu, làm cho trẻ bị vàng da.
Vàng da sơ sinh có nguy hiểm không?
Đa số các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh đều nhẹ và tự khỏi sau 7-10 ngày, khi chất Bilirubin được đào thải hết qua phân và nước tiểu. Tuy nhiên, có một số trường hợp vàng da nặng do chất Bilirubin tăng quá cao và thấm vào não (y học gọi là vàng da nhân). Tình trạng này rất nguy hiểm, có thể làm cho trẻ bị hôn mê, co giật, dẫn đến tử vong hoặc di chứng về tâm thần vận động vĩnh viễn.
Làm thế nào để phát hiện vàng da?
Chứng vàng da rất dễ nhận biết bằng mắt thường ở nơi có đủ ánh sáng. Vì vậy, hằng ngày, các bà mẹ cần quan sát màu da toàn thân của trẻ ở nơi sáng. Trong trường hợp khó nhận biết (da trẻ đỏ hồng hoặc đen), nên ấn nhẹ ngón tay cái lên da trẻ trong vài giây, sau đó buông ra; nếu trẻ bị vàng da, nơi ấn ngón tay sẽ có màu vàng rõ rệt. Khi trẻ có biểu hiện nghi là vàng da, cần đưa đến bác sĩ để kiểm tra.
Vàng da được chia thành 2 mức độ:
– Nhẹ: Da hơi vàng ở mặt, thân mình; trẻ vẫn bú tốt; hoặc vàng da xuất hiện muộn, sau ngày thứ ba.
– Nặng: Da vàng sậm, lan xuống tay, chân; trẻ bú kém, bỏ bú; hoặc vàng da xuất hiện sớm, trong vòng 1-2 ngày sau sinh. Những trẻ sinh non, nhiễm trùng, sinh ngạt dễ bị vàng da nặng.

 => Vàng da ở trẻ sơ sinh - Khi nào cần điều trị?
Làm gì khi trẻ bị vàng da?
Đối với trường hợp nhẹ, có thể điều trị tại nhà bằng cách tắm nắng. Đặt trẻ gần cửa sổ, nơi có ánh nắng dịu của mặt trời (vào khoảng 8-8h30 mỗi sáng, lúc trời không quá nóng hay quá lạnh). Cho trẻ bú nhiều lần trong ngày vì sữa mẹ giúp đào thải nhanh chất Bilirubin qua đường tiêu hóa. Cần theo dõi diễn tiến của chứng vàng da mỗi ngày trong vòng 7-10 ngày sau sinh.
Trẻ bị vàng da nặng cần được nhập viện ngay để được điều trị tích cực bằng các phương pháp sau:
– Chiếu đèn: Ánh sáng của đèn biến Bilirubin thành chất không độc và được thải nhanh ra khỏi cơ thể qua đường tiêu hóa, đường tiểu.
– Thay máu: Lấy bớt chất Bilirubin ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng.
Việc phân biệt được vàng da sinh lý và bệnh lý có ý nghĩa rất quan trọng, nhưng ranh giới giữa bệnh lý và sinh lý rất mong manh. Vậy nên, cha mẹ cần quan sát kỹ trẻ với các dấu hiệu sau:
– Hầu hết trẻ sơ sinh sau 2 – 3 ngày là bị vàng da sinh lý, còn nếu bị vàng da trong 1- 2 ngày sau sinh thì gần như 80 – 90% là vàng da bệnh lý. Còn trẻ sơ sinh sau ngày thứ 3 mới bị vàng da thì ít nguy hiểm hơn nhưng vẫn phải luôn quan sát để ý. Đặc biệt phải quan tâm đến vàng da ở trẻ sinh non vì não của những trẻ này chưa hoàn thiện nên dù lượng bilirubin dù thấp hơn ngưỡng cho phép thì đã phải chiếu đèn điều trị.

 

Bài viết liên quan

Điểm bán

Bình luận

  • Bình luận mặc định
  • Bình luận Facebook
  • f1ea7
    Chuyện của tôi
    Xem tất cả
    Câu hỏi thường gặp
    Xem tất cả