Ho là triệu chứng gây khó chịu của một bệnh lý thông thường, nhưng cũng có khi ho là biểu hiện của một bệnh lý nghiêm trọng, đặc biệt là với trẻ em và người cao tuổi. Vì vậy, việc hiểu và dùng thuốc trị ho sao cho đúng luôn là điều mọi người nên làm.
Vào những ngày cuối năm 2012, trong khi cả thế giới đang hồ hởi chuẩn bị cho kỳ nghỉ cuối năm sum vầy thì người phát ngôn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phải ngồi viết những dòng thông báo nặng nề.
Thông báo này đã được gửi đi khắp thế giới về 60 trường hợp tử vong và một số trường hợp khác gặp phản ứng có hại nghiêm trọng sau khi dùng thuốc trị ho hiệu Tyno dạng sirô do Công ty Reko Pharmacal Pakistan sản xuất và thuốc ho Dextromethorphan dạng sirô do Công ty Ethical Laboratories, Lahore, Pakistan sản xuất để gửi đi khắp thế giới.
Đây được xem là đòn cảnh tỉnh dành cho tất cả mọi người về một lẽ rất hiển nhiên nhưng ít ai chịu hiểu: thuốc ho chưa bao giờ lành tính.
Không cứ ho là phải uống thuốc long đờm
Không phải cứ ho là uống thuốc long đờm
Ho được định nghĩa là động tác thở hắt mạnh làm thanh môn đột ngột mở rộng, tống không khí cùng với những chất không mong muốn (thường là đờm gây vướng mắc khó chịu) ra ngoài khí quản. Chính điều này đã gây nên những ngộ nhận đáng tiếc về cách dùng thuốc ho của một số người hiện nay.
Rất nhiều người đã cho rằng hễ bị ho là phải uống thuốc ho có thành phần long đờm. Và thuốc ho lành tính nên có thể dùng từ vài ngày đến rất nhiều ngày. Các chuyên gia y tế đã cảnh báo rằng thuốc long đờm có nhiệm vụ làm tăng thể tích các dịch tiết đường hô hấp để chúng dễ bị bật ra ngoài, tránh vướng cổ gây khó chịu.
Tuy nhiên, thuốc ho long đờm lại dễ tạo ra các cục đờm, đôi khi làm tắc nghẽn đường thở. Vì vậy, cần tuyệt đối không dùng loại này cho những người suy hô hấp, hen suyễn, trẻ em và phụ nữ nuôi con bú.
=> Ho ở trẻ em cách nào điều trị hiệu quả
=> Phân biệt 5 loại ho và cách điều trị
Nhận diện cơn ho
Lưu ý khi ho kéo dài hơn 3 tuần
- Lưu ý ho kéo dài có thể do rất nhiều nguyên nhân phức tạp gây ra, trong số đó có một số bệnh nguy hiểm như ung thư phế quản.
- Đến bác sĩ chuyên khoa hô hấp để được khám, làm xét nghiệm chẩn đoán xác định nguyên nhân ho kéo dài.
- Không tự ý thử điều trị, ngược lại tuân thủ đúng các hướng dẫn về thuốc và cách sử dụng thuốc của bác sĩ chuyên khoa để có hiệu quả điều trị tốt nhất.
Phần lớn các nguyên nhân gây ho là do viêm nhiễm vi khuẩn cấp tính (tai mũi họng, răng hàm mặt, phế quản, phổi...), do kích ứng, dị ứng và cả dị vật. Bên cạnh đó, ho còn do các bệnh lý nguy hiểm gây ra như lao phổi, viêm phổi, hen suyễn, tâm phế mạn, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn (COPD), giãn phế quản, áp-xe phổi, tràn khí màng phổi... Điều quan trọng ở đây là bạn cần phải dè chừng khi ho có kèm theo sốt, khó thở, tím tái, ho kéo dài,...
Nếu gặp phải tình trạng này, bạn cần phải được thăm khám cẩn thận bởi các chuyên gia y tế. Phương pháp điều trị và dùng thuốc cho bạn sẽ được các chuyên gia lựa chọn dựa vào đặc điểm ho khan hay ho có đờm.
Ho khan thường do cảm lạnh, cúm, viêm nhiễm đường hô hấp trên, chảy nước mũi vào trong hoặc do kích ứng; có thể dùng codein, pholcodin, dextromethorphan và kháng histamin về đêm. Ho có đờm thường liên quan đến các bệnh đường hô hấp mạn tính. Để điều trị ho có đờm, việc dùng các thuốc long đờm, tiêu chất nhày, giãn phế quản kết hợp với corticoid, các enzym (serrapeptase hoặc chymotrypsin) và kháng sinh là khá hữu ích.
Có nhiều nhóm thuốc trị ho
Dựa trên các loại thuốc ho đang có mặt trên thị trường Việt Nam hiện nay thì có thể phân thuốc trị ho thành các nhóm chính như sau:
1. Thuốc long đờm
Gồm ipecacuanha, muối amoni, muối iod, một số tinh dầu như cajiput, bạc hà, gừng, natri benzoat, terpin. Các biệt dược: Ho long đờm, Acodin, Terpicod, Passedyl, Pulmonal, Terpin...
2. Thuốc tiêu chất nhầy
Làm thay đổi cấu trúc niêm dịch, giảm độ nhớt, dễ đào thải. Đó là các hoạt chất autylcystein, carbocystin, metylcystein, mesna... Các biệt dược: ACC, Acemuc, Turant, Rhinathiol, Mucusan... Nhóm thuốc này có thể gây tràn dịch phổi (ngập) và phá hỏng lớp chất nhày bảo vệ niêm mạc dạ dày. Cần thận trọng với người có tiền sử loét dạ dày - tá tràng. Thuốc cũng không nên dùng cho người có thai 3 tháng đầu thai kỳ và người nuôi con bú.
3. Các thuốc kháng histamin
Có tác dụng làm dịu, trị ho và làm giảm dẫn truyền thần kinh Cholinergic, làm giảm tiết dịch mũi (viêm mũi, chảy nước mũi vào họng khí quản gây ho). Nhóm thuốc này có Diphenhydramin, Chlorpheniramin...
Các biệt dược: Toptusan, Toplexil, Tiffy, Rhumenol... Thuốc có tác dụng phụ là gây ngủ ban ngày, rất bất lợi cho nhiều công việc như vận hành máy, lái tàu xe, làm việc trên cao hoặc nơi nguy hiểm. Tuy nhiên, dùng về đêm lại có lợi. Thuốc không dùng cho người ho có đờm vì có thể gây ra những cục đờm tắc nghẽn, không dùng cho người hen suyễn.
4. Thuốc trị ho có tác dụng trung tâm
Qua hệ thần kinh trung ương, thuốc làm tăng ngưỡng của trung tâm ho ở não đối với phản xạ gây ho; hoặc qua hệ thần kinh ngoại biên làm giảm độ nhạy cảm của các thụ thể ở khí quản. Một số thuốc có tác dụng làm tê hay giảm đau trên thụ thể, bảo vệ thụ thể chống các kích thích hoặc gây giãn phế quản.
Các thuốc đó là: Codein, Pholcodin, Dextromethorphan, Clobutanol, Dropropizin, Eprazinon, với các biệt dược Terpicod, Paderyl, Nospan, Maxcom... Các thuốc nhóm này, nhất là Codein, Pholcodin, Dextromethorphan, không được dùng cho người suy hô hấp, hen suyễn, trẻ em, người nuôi con bú.
5. Thuốc giống giao cảm
Có tác dụng chủ vận alpha, gây nên co mạch niêm mạc mũi, trị sung huyết. Thuốc dùng toàn thân như Phenylephrin, Pseudoephedrin... hoặc tại chỗ như Naphazolin.
6. Các thuốc làm dịu
Có tác dụng ngoại biên gián tiếp, bao lấy các thụ thể thần kinh cảm giác ở họng như cam thảo, mật ong, sucrose sirô. Nói chung các thuốc này dùng an toàn. Tuy nhiên, không nên dùng bất kỳ loại mật ong nào cho trẻ em dưới 1 tuổi.
7. Các thuốc tê
Tác dụng gián tiếp trên các thụ thể cảm giác. Được dùng qua đường hít, ngậm trong trường hợp ho khó chữa như viêm đường hô hấp trên, ung thư. Thuốc có thể làm mất tất cả các phản xạ có tác dụng bảo vệ phổi và gây co thắt phế quản, tạm thời làm mất phản xạ nuốt; vì vậy phải thận trọng khi dùng.
8. Thuốc trị ho phối hợp nhiều thành phần
Đây là vấn đề mà các nhà điều trị học còn nhiều bàn cãi và nhiều người cho là phi lôgic, mang lại nhiều tác dụng phụ. Các chất phối hợp gồm kháng sinh, vitamin, sát khuẩn (guaifenesin), opioid, các chất làm long đờm, tiêu chất nhày, đặc biệt phải kể đến các chất giống giao cảm và kháng histamin. Hai thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ nặng nề với những người tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành, bệnh tuyến giáp, glaucoma, u phì đại tuyến tiền liệt, ho có đờm, người mang thai, trẻ con và người cao tuổi, người suy hô hấp, bệnh tim, bệnh lý đường hô hấp và tai biến mạch máu não.
Mọi người cần cân nhắc và thận trọng với các biệt dược trị ho như Actifed, Actitab, Ameflu, Ametussin, Atussin, Codepect, Contac, Dicolsin, Tiffy, Rhumenol... Chúng đều là những thuốc phối hợp từ 3-5 chất, ngoài tác dụng phụ lại còn tương tác bất lợi với các thuốc khác dùng cùng lúc. Và đặc biệt, khi đang dùng thuốc ho thì người bệnh tuyệt đối không được uống rượu bia để phòng tránh những biến chứng khó lường từ tác dụng phụ của thuốc.
Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột từ nóng chuyển sang lạnh hoặc rét chuyển sang rét đậm, người cao tuổi nên hạn chế ra khỏi nhà lúc sáng sớm.
Theo chuyên đề
Sức khỏe gia đình (NXB Y học)
2 LÝ DO ĐỂ BẠN CHỌN SIRO HO BEZUT CHO CON
1. Giảm ho nhanh cho bé
Hiệp đồng tác dụng các thành phần thảo dược an toàn và hiệu quả hàng đầu
như tinh dầu húng chanh, tràm, gừng, cao lá thường xuân, quất (tắc), đường phèn...
2. Giúp giảm nôn trớ khi ho ở trẻ em
Công thức đặc biệt phối hợp các thảo dược trong siro ho BEZUT ngoài giảm ho nhanh còn có
tác dụng làm ấm đường hô hấp, giảm nôn trớ khi ho hiệu quả ở trẻ em.