Con bị ho, nhất là những cơn ho dai dẳng luôn là nỗi ám ảnh của hầu hết các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, nếu biết cách theo dõi và lắng nghe các cơn ho của bé, bạn hoàn toàn có thể đoán biết được bệnh trẻ đang mắc, từ đó có cách chữa trị hợp lý, kịp thời.
1. Khi trẻ ho khan (ho không có đờm):
Ho là triệu chứng rất hay gặp ở trẻ
Là ho không có đờm và thường gây ngứa họng. Đây là loại ho dễ gây khàn tiếng, mất giọng.
Nguyên nhân: Thường gặp khi trẻ bị viêm họng, ngạt mũi hay hắt hơi, chảy nước mũi, không phải do viêm phổi hay viêm phế quản. Khi trẻ bị ho sẽ khiến cho trẻ dễ nôn, trớ, dễ làm cho bé mệt mỏi, chán ăn.
Phải làm sao: Thay vì sử dụng thuốc kháng sinh không tốt cho trẻ, các bậc phụ huynh nên sử dụng cách trị ho dân gian quất ngâm với đường/mật ong hoặc hấp cách thủy có tác dụng chống viêm, long đờm, kháng khuẩn và kháng virus rất tốt.
2. Ho có đờm:
Bé ho mạnh, khi ho cảm giác có tiếng khục khục (nhiều đờm) nơi cổ họng. Ngoài ra, còn thấy trẻ bị sổ mũi, khò khè, thở nhanh bất kể ngày hay đêm, mắt kèm nhèm, chán ăn.
Nguyên nhân: Có thể do trẻ bị cảm lạnh.
Cách trị ho đờm: Vì cảm lạnh là do vi rút gây ra, nên kháng sinh sẽ không có ích trong phòng, chữa. Do đó, cần vệ sinh mũi bé bằng nước muối sinh lý và dùng dụng cụ hút mũi để làm sạch chất nhầy, giúp bé ít ho hơn.
Tuy nhiên, nếu bé chảy nước mũi xanh dai dẳng và sốt, thì bạn hãy cho con gặp bác sỹ và cân nhắc dùng kháng sinh bởi cũng có thể bé bị viêm mũi do vi khuẩn.
=> Phân biệt 5 loại ho và cách điều trị
3. Ho nhiều về đêm:
Ho nhiều về đêm khiến trẻ mất ngủ, mệt mỏi
Trẻ bị ho khan và thường ho nhiều, ho nặng về đêm khiến trẻ không ngủ được.
Nguyên nhân trẻ bị ho về đêm: Thường gặp khi trẻ bị hen, viêm phế quản –tiết ra nhiều chất nhầy, gây viêm và co thắt và kích thích làm bé ho.
Phải làm sao: Những trường hợp nhẹ có thể được dùng thuốc giãn phế quản dạng hít (khí rung), đồng thời cho bé dùng thuốc dự phòng hằng ngày. Nặng hơn, hãy cho con đi khám bác sỹ để được chỉ định dùng thuốc hiệu quả.
4. Ho dữ dội:
Tiếng ho của bé có vẻ ướt và nhiều đờm; sau cơn ho thường đỏ mặt, thở nhanh hơn bình thường.
Nguyên nhân: Có thể bé bị viêm phổi – do vi rút hoặc vi khuẩn xâm nhập vào phổi, khiến phổi bị ứ đầy dịch. Vì vậy, bé phải ho để cố gắng tống lượng dịch ứ đọng này ra khỏi phổi. Thế nên, ho do viêm phổi thường khá đáng sợ.
Phải làm sao: Bác sĩ có thể chẩn đoán viêm phổi qua thăm khám nhưng có thể cần cho bé đi chụp X quang phổi. Bé có thể cần làm test đo độ bão hòa ô xi của máu (bằng một chiếc máy kẹp vào đầu ngón tay) để kiểm tra xem lượng ô xi trong máu có bị thấp hay không.
Viêm phổi có thể điều trị ngoại trú, nhưng nếu nặng, bé có thể phải nằm viện vài ngày.
5. Ho gà:
Ho liên tục, không kiểm soát, tiếng khò khè.
Nguyên nhân: Có thể là do vi khuẩn. Chúng lây lan từ người sang người qua đường hô hấp.
Phải làm sao: Trẻ em mắc ho gà cần được giám sát chặt chẽ bởi bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Bạn nên cho trẻ uống nhiều nước ấm và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị bệnh hiệu quả. Có thể phòng bệnh cho trẻ bằng cách tiêm vắc xin.
2 LÝ DO ĐỂ BẠN CHỌN SIRO HO BEZUT CHO CON
1. Giảm ho nhanh cho bé
Hiệp đồng tác dụng các thành phần thảo dược an toàn và hiệu quả hàng đầu
như tinh dầu húng chanh, tràm, gừng, cao lá thường xuân, quất (tắc), đường phèn...
2. Giúp giảm nôn trớ khi ho ở trẻ em
Công thức đặc biệt phối hợp các thảo dược trong siro ho BEZUT ngoài giảm ho nhanh còn có
tác dụng làm ấm đường hô hấp, giảm nôn trớ khi ho hiệu quả ở trẻ em.