Biểu hiện như thế nào để biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Cùng chuyên gia Bezut tìm hiểu về vấn đề này nhé!
1. Phân sống
Để nhận biết chứng phân sống, các mẹ chỉ cần nhìn biểu hiện phân của bé là đoán ra ngay. Nếu bé đi phân lợn cợn hạt, nhầy bọt hoặc nước và phân tách biệt, màu vàng ngả xanh (màu dưa cải), đó chính là phân sống.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng như vậy, nhưng chủ yếu là: Do hệ tiêu hóa của bé còn non yếu, không thể hấp thu chế độ ăn có quá nhiều chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa…), quá nhiều chất béo (dầu mỡ) khiến bé đi ngoài phân sống. Ngoài ra, các mẹ cho bé ăn quá nhiều rau, hoa quả cũng sẽ có biểu hiện này.
=> Cách chữa khi bé đi ngoài phân sống
2. Tiêu chảy cấp
Một biểu hiện phổ biến khác của rối loạn tiêu hóa là khi bé đi ngoài phân lỏng trên 3 lần một ngày và kéo dài không quá 14 ngày. Tình trạng này gọi là tiêu chảy cấp, có thể khiến bé bị mất nước và muối ảnh hưởng đến phát triển thể chất, tâm vận động và trí thông minh của bé.
Nghiêm trọng hơn, một số bé có thể bị sốt, chướng bụng, tiêu chảy phân có nhày hoặc máu. Đó là khi tiêu chảy cấp đã chuyển biến nặng hơn dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe. Mẹ cần chú ý đến mọi biểu hiện của bé để chấm dứt chứng tiêu chảy cấp càng sớm càng tốt.
Tiêu chảy cấp
3. Táo bón
Các mẹ thường bỏ qua giai đoạn đầu của táo bón vì nghĩ đây là triệu chứng rất bình thường. Chỉ đến khi bé đi ngoài đau đớn, khó chịu, quấy khóc, biếng ăn thì mới bắt đầu tìm cách khắc phục. Chưa kể, không phải ai cũng biết cách phòng tránh và xử lý đúng khi bé bị táo bón. Về lâu dài, táo bón có thể gây nên tình trạng bán tắc ruột và nứt rách hậu môn không hề đơn giản.
Vì vậy, khi bé có những biểu hiện đầu tiên như 2-3 ngày mới đi ngoài một lần; phân khô, đóng khuôn, cứng như sỏi hoặc to rắn; bụng bị cứng và gây cảm giác đau… các mẹ phải tìm ngay cách giải quyết chứ không được coi thường mà bỏ qua.
=> Hướng dẫn điều trị táo bón ở trẻ em
4. Chướng bụng, đầy hơi
Bất kỳ vấn đề nào của rối loạn tiêu hóa cũng có thể khiến bé bị chướng bụng, đầy hơi rất khó chịu. Lúc này, bé thường có các biểu hiện như: quấy khóc, biếng ăn, bỏ ăn, dễ nôn ói, bụng phình trướng hơi, có thể đi tiêu phân lỏng hoặc sền sệt mấy ngày… Mẹ có thể tìm cách massage bụng để bé dễ chịu hơn. Sau đó, hãy chú ý đến các triệu chứng khác để giúp bé chấm dứt hẳn chướng bụng và những vấn đề của rối loạn tiêu hóa.
5. Biếng ăn
Bé biếng ăn là vấn đề khiến không ít mẹ đau đầu vì dường như áp dụng nhiều cách vẫn không cải thiện được tình hình. Những biểu hiện biếng ăn đặc trưng là bé ăn rất ít, chỉ ăn một số món nhất định, không muốn thử các thức ăn mới, phá quấy trong giờ ăn, ít quan tâm tới chuyện ăn uống… Các mẹ thường chỉ tìm đến những cách giải quyết tạm thời chứng biếng ăn, còn gốc rễ là rối loạn tiêu hóa thì hầu như bỏ qua.
Theo kinh nghiệm của những bà mẹ “nuôi con khoẻ, chăm con ngoan” thì những dấu hiệu trên cho thấy hệ tiêu hoá của bé đang bị rối loạn. Lúc này, đường ruột của bé đang bị mất cân bằng giữa lợi khuẩn hại khuẩn, cụ thể, hại khuẩn đang “áp đảo” lợi khuẩn.
Mẹ cần giúp bé cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, tăng cường lợi khuẩn một cách bền vững thay vì những cách thức tạm thời. Ngoài chế độ dinh dưỡng phù hợp, mẹ nên bổ sung men vi sinh cho bé. Men vi sinh có chứa những vi khuẩn có lợi, còn được gọi là probiotic, giúp cân bằng vi khuẩn trong hệ tiêu hóa, ngăn chặn vi khuẩn có hại gây bệnh. Mẹ có thể bổ sung Ozonbiotic với 1 tỷ lợi khuẩn cho bé đang được hàng triệu bà mẹ khuyên dùng mẹ nhé!!!